VUNGOCSON94.WAP.SH
|
Tác giả, tác phẩm
* Tác giả Lỗ Tấn
- (1881-1936) tên khai sinh là Chu Chương Thọ sau đổi thành Chu Thụ Nhân. Là 1 nhà văn cách mạng Trong quốc. Bóng dáng của ông bao trùm cả văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX.
- Quê ông ở Thiệu Hưng, Tỉnh Triết Giang miền Đông Nam Trung Quốc.
- Bút danh của ông được ghép từ tên họ của mẹ và chữ “Tấn Hành: có nghĩa là “đi nhanh lên”.
- Năm 13 tuổi chứng kiến cảnh ba mình lâm bệnh, vì không có thuốc chữa mà chết trong lòng ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc.
- Tuổi trể làm rất nhiều nghề đầu tiên là nghề hang hải sau đó là khia khóng và nghề y. trong khi đang học cao đẳng y khoa Tiên Đài, một làn đi xem phim chứng kiến cảnh nhiều người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga. Ông bỗng giật minh và hiểu ra rằng: Chữa bênh thể xác không quan trọng bằng việc chữa bệnh tinh thần. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.
* Quan điểm sáng tác
- Ông dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý với mọi người tìm phương thuốc chạy chữa
- Phê phán mạnh mẽ căn bênh tinh thần đã làm cho nhân dân mu muội, ngủ say trong cái hộp kín bằng sắt không có cửa sổ.
-Các tác phẩm chính: Cố hương, AQ chính truyện, Gào thét, Bàng Hoàng
* Tác phẩm
-Viết năm 1919 đúng vào lúc cuộc vận động NGũ Tứ bùng nổ. Nói về căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung hoa do nhân dân thì chìm đắm trong mu muội lạc hạu mà cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân, nhà văn cảnh báo: người TQ cần suy nghĩ nghiêm túc về mọi phương thuốc để cứu dân tộc.
Ý nghĩa nhan đề truyện
* Nhan đề truyện có nhiều tầng nghĩa:
- Tầng nghĩa ngoài cùng là phuoeng thuốc truyền thống chữa bệnh lao: “Bánh bao tẩm máu người” (nghĩa đen của tên truyện) đó là thứ thuốc mê tín
+ Tầng nghĩa thứ 2 mang tính khai sáng: đây là thứ thuốc độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao được sung bái đó là 1 thứ thuốc độc.
+ Chiếc bánh bao – liều thuốc độc lại được pha chế bằng máu người cách mạng – một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nông dân,… Những người dân ấy(bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cái Khang,…) lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh…. Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hi sinh. Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ 3: Phải tìm 1 phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng gắn bố với quần chúng.
H/anh chiếc bánh bao tẩm máu người
- Người dân dùng bánh bao tẩm máu người để làm thuốc chữa bệnh lao, đó là cách chữa bệnh phản khoa học.
- Máu dùng để tảm bánh bao là máu của chiến sĩ cách mạng Hạ Du, điều này cho thấy căn bệnh mê muội, thiếu hiểu biết của quần chúng về cách mạng.
- Chiếc bánh bao tẩm máu người ko chữa đc bệnh lao, nghĩa là ng dân phải tìm 1 phương thuốc mới để chữa bệnh( thể xác và tinh thần)
H/anh vòng hoa trên mộ Hạ Du
- Có ng đã hiểu sự hi sinh cao cả của Hạ Du, lí tưởng đẹp đẽ của anh và bày tỏ lòng cảm phục, thương tíếc a bằng 1 vòng hoa kia.
- Máu của ng tử tù đã thức tỉnh 1 bộ phận quần chúng và tâm nguyện bước theo những bước chân khai phá của họ. Nhà văn vững tin vào tiền đồ của cách mạng.
Câu truyên đượcbàn ở quán trà và điều tác giả muốn nói
* khách trong quán trà bàn về:
- chuyên chiếc bánh bao tẩm máu ng tử tù
- Chuyện ng tử tù họ Hạ bị chém chết
* Điều nhà văn muốn nói:
- Phản ánh và phê phán sự mu muội, thiếu hiểu biết của người dân TQ đương thời về thuốc chữa bệnh lao
- Phản ánh và phê phán sự mu muội, thiếu hiểu biết của người dân TQ đương thời về cách mạng
Đặc sắc nghệ thuật
- H/anh ngôn từ giàu tính biểu tượng
- Lối dẫn dắt chuyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc, lôi cuốn
+ Tác giả Hê Minh Uê
Ơ nít hê minh uê (1899-1961) sinh tại thị trấn ilinoi trong 1 gia đình tri thức
- Ông là 1 nhà văn Mĩ để lại ấn tượng sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương tây có đóng góp quan trọng vào lối viết truyện và tiểu thuyết
- Dù viết ở thể loại nào thì ông luôn kiên trì quan điểm sáng tác nghệ thuật: “Viết 1 áng văn chương đơn giản và trung thực về con người”
- Ông là người đề xướng ra nguyên lí sáng tác, coi sáng tác như tảng băng trôi.
- Năm 1954 ông được nhận giải thưởng nobel về văn học
* Tác phẩm
- Sáng tác 1952 sau gần 10 năm sống tại Cuba
- Trước khi in thành sách tác phẩm đã được đăng nhiều kì trên tạp chí đời sống và gây được tiếng vang lớn
- Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết tảng băng trôi
- Đoạn trích nằm ở gần cuối truyện thuật lại cảnh ông lão xantiagô rượt đuổi và khuất phục con các kiếm
Tác phẩm tiêu biểu: tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc(1926), Giã từ vũ khí(1929), Chuông nguyện hồn ai(1940),…truyên ngắn đầu tay: Trong thời đại chúng ta(1925).
(TN – 2004) Nguyên Lí Tảng Băng Trôi là gì? Kể tên 2 tác phẩm của nhà văn Hê Minh Uê
- Khi 1 tảng băng trôi thì phần nổi trên mặt nước thường rất nhỏ còn phần trên chìm thì rất lớn. Mượn hình ảnh “Tảng băng trôi” Hê Minh Uê nêu yêu cầu đối với tác phẩm, văn học (cũng có thể hiểu đối với nhà văn) là phải tạo ra được “ý tại ngôn ngoại” nói ít hiểu nhiều. Cụ thể hơn nhà văn không trược tiếp công khai nói ra ý tưởng của mình mà phải xây dựng được những hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự hiểu, tự rút ta phần ẩn ý của tác phẩm.
- 2 Tác phẩm: Tiểu thuyết “Mặt trời vẫn mọc(1926)”, “Giã từ vũ khí (1929)”, “Chuông nguyện hồn ai ( 1940), Truyên ngắn “ Trong thời đại chúng ta (1925)”
Đặc sắc nghệ thuật
- Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể và văn miêu tả cảnh vật, đối ngoại và độc thoại
- Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và tính đa nghĩa của ngôn ngữ.


PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TNÚ TRONG TÁC PHẨM "RỪNG XÀ NU" CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN TRUNG THÀNH.

♦ Mở Bài:
Nhà văn Nguyễn Trung Thành có duyên với Tây Nguyên. Cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông đã sống và chiến đấu ở mảnh đất hùng vĩ này. Hai tác phẩm hay nhất của Nguyễn Trung Thành đều viết về Tây Nguyên là “Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu” ( In trong tập truyện “ Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” )
Truyện “Rừng xà nu” viết về những anh hùng ở làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Cảm hứng của nhà văn về nhân vật anh hùng gắn liền với cảm hứng về đất nước hùng vĩ mà cụ thể là hình tượng cây xà nu của Tây Nguyên.
♦ Thân Bài:
Vào một đêm ngoài rừng mưa rì rào như gió nhẹ, dưới ánh lửa xà nu bập bùng, tất cả dân làng Xôman già trẻ gái trai nghe cụ Mết, một già làng có thân hình vạm vỡ quắc thước, mắt sáng xếch ngược, râu rài ngang ngực kể về cuộc đời đầy bi hùng của Tnú.
Tnú là người con của dân làng Xôman, cha mẹ mất sớm và được dân làng cưu mang, nuôi dưỡng. Cũng như người dân làng "có cái bụng thương núi, thương nước", Tnú đã sớm có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm. Từ tấm lòng này, Tnú đã mở rộng thành tình yêu gắn bó trung thành thủy chung sâu nặng với Cách mạng, cán bộ Cách mạng. Bởi ngay từ khi còn là một cậu bé, Tnú được cụ Mết, người gìn giữ và truyền ngọn lửa Cách mạng từ thế hệ này sang thế hệ khác cho hay: "Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn". Vì vậy ngay từ chặng đầu của cuộc đời, Tnú đã xuất hiện với tư cách của người anh hùng Tây Nguyên thời chống Mỹ. Dù còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra gan góc táo bạo, đầy quả cảm như Kim Đồng, Lê Văn Tám, Vừ A Dính... Bất chấp sự vây lùng khủng bố dã man của kẻ thù, chặt đầu những người đi nuôi cán bộ - đầu anh Xút, bà Nhan đang bị chúng treo lủng lẳng đầu bản xóm, Tnú đã cùng với Mai xung phong vào rừng bảo vệ anh Quyết, một cán bộ trung kiên của Đảng. Đây là một công việc vô cùng khó khăn và đầy nguy hiểm nhưng Mai à Tnú đã làm rất tốt để dân làng Xô man mãi tự hào " Năm năm chưa hề có cán bộ bị giặc bắt hoặc bị giết ở trong rừng".
Tnú còn là một người có phẩm chất chính trực, trong sáng, trung thực, thẳng thắn như cây xà nu. Tnú quyết tâm học cho được cái chữ Cụ Hồ để trở thành cán bộ giỏi thay anh Quyết, nếu không may anh Quyết bị hy sinh. Tnú có cái đầu sáng lạ lùng trong việc tìm đường rừng để đưa thư cho anh Quyết. Nhưng Tnú học chữ hay quên. Bởi vậy, khi học chữ thua Mai, Tnú đã tự trừng phạt cái tội hay quên của mình bằng cách "cầm hòn đá tự đập vào đầu mình máu chảy ròng ròng". Hành động này có cái gì đó hơi nóng nảy, nông nổi nhưng nó biểu lộ ý chí, quyết tâm sắt đá của một con người có chí khí, vì không học được chữ nên tự trừng phạt mình cho đau cho nhớ mà cố gắng hơn.
Làm liên lạc chuyển thư cho anh Quyết, Tnú có cái đầu sáng lạ lùng. Vốn là con người nhanh trí, táo bạo thích mạo hiểm, Tnú không bao giờ đi đường mòn, bị giặc vây các nẻo đường, Tnú leo lên cây cao xé rừng mà đi vượt qua mọi vòng vây. Tnú không vượt qua suối những nơi nước cạn dễ đi mà thường băng qua những con thác hiểm như cưỡi lên lưng con cá kình. Có lần vượt qua thác, chuẩn bị lên bờ thì họng súng đen ngòm đã chĩa vào gáy lạnh ngắt. Tnú kịp nuốt lá thư của anh Quyết vào bụng bảo đảm bí mật. Tnú bị giặc giam cầm ở ngục tù Kontum với biết bao đòn roi, thương tích. Địch tra tấn hỏi "Cộng sản ở đâu?" Tnú đã không ngần ngại đặt tay lên bụng và nói: "Cộng Sản Ở đây này!".Và lưng Tnú lại hằn lên những vết dao chém ngang dọc của kẻ thù. Đúng Tnú là con người rất giàu phẩm chất thủy chung, trung thành với Cách mạng mà bất khuất hiên ngang trước kẻ thù "Uy vũ không thể khuất phục".
Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc. Tự nguyên đi bộ lên núi Ngọc Linh gùi đá mài về mài gươm giáo chuẩn bị chiến đấu. Tâm hồn cháy ngọn lửa cách mạng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.Và Mai, người bạn từ thuở thiếu thời, đã cùng Tnú trưởng thành qua năm tháng đầy thử thách khốc liệt của chiến tranh nay đã là vợ của Tnú. Đứa con trai kháu khỉnh vừa đầy tháng là hoa trái đầu mùa của mối tình thơ mộng và thủy chung ấy. Hạnh phúc gia đình lứa đôi của Tnú đang đẹp như trăng rằm lung linh tỏa sáng cả núi rừng Tây Nguyên. Song kẻ thù tàn bạo dã man đã đập vỡ tổ ấm hạnh phúc của Tnú một cách không tiếc thương. Chúng đã giết vợ con anh bằng cây gậy sắt, hòng uy hiếp tinh thần Cách mạng của Tnú, người cầm đầu, linh hồn của cuộc nổi dậy. Đoạn văn diễn tả sự bất lực của Tnú trước cái chết của vợ con thật bi thương tràn đầy xúc cảm và ấn tượng "Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy... bụng anh có lửa đốt. Chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn". Căm thù đau nhói trong tim và bừng cháy trong hai con mắt - một chi tiết thật dữ dội. Tnú nhảy vào giữa đám lính, hai cánh tay như cánh gỗ lim của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai. Nhưng không còn kịp nữa!
Tnú bị bắt, bị trói. Vợ và con chết cả rồi nhưng Tnú không khóc. Anh ghìm nén nỗi đau, cố gắng vượt qua bi kịch cá nhân để tiếp tục sống và chiến đấu. Trước cái chết cận kề, Tnú không hề run sợ mà anh cảm thấy mình thật bình thản. Anh nghĩ "Đứa con chết rồi. Mai chắc cũng đã chết. Mình rồi cũng chết thôi". Nhưng Tnú không sợ, điều làm Tnú day dứt và băn khoăn nhất chính là không sống được đến ngày cùng dân làng Xô man đánh giặc, rồi khi có lệnh của Đảng cho đánh ai sẽ lãnh đạo dân làng Xô man ? Tnú hoàn toàn không nghĩ đến mình nữa, Tnú đã đặt cái chung, cái nhiệm vụ lên trên bi kịch của mình. Đó là thái độ biến đau thương thành hành động.
Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của Tnú. Chúng định dùng lửa để thiêu rụi ý chí đấu tranh của dân làng Xô man. Nhưng chúng đã nhầm. Chúng đã vô tình thắp lên ngọn lửa đồng khởi, ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man. Một ngón, hai ngón rồi ba bốn ngón của Tnú bốc cháy. Không gì đượm băngd lửa Xà nu. Mười ngón tay của Tnú nhanh chóng thành mười ngọn đuốc sống. Kì lạ thay, người Cộng Sản ấy không hề kêu van, dù "răng anh đã cắn nát môi anh rồi". Đúng rồi, Tnú không thèm kêu van nhưng Tnú đã thét lên một tiếng "Giết". Tiếng thét ấy làm rung chuyển núi rừng, làm lay động tâm can con người. Và cộng hưởng cùng tiếng thét ấy là tiếng chân người chạy rầm rập trên nhà Ưng, tiếng cụ Mết ồ ồ "Chém! Chém hết!", Tiếng thét ấy trở thành ngòi nổ làm bùng cháy cả khối thuốc nổ căm hờn của dân làng Xôman. Trong phút chốc họ đã: xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang quanh đống lửa.
Cuộc đời bi tráng của Tnú đã làm sáng tỏ một chân lý giản dị mà sâu xa của cuộc sống được cụ Mết truyền dạy cho con cháu: "sau này, tao chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cấm giáo". Đó là chân lý của Cách mạng được nảy sinh từ mảnh đất Tây Nguyên thấm máu và nước mắt. Đó là một chân lý thật nghiệt ngã nhưng tất yếu: Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu tự giải phóng của nhân dân.
Từ đây cả dân làng Xôman vùng dậy cầm lấy giáo mác... làm vũ khí chống lại súng đạn tối tân tàn bạo của Mỹ - Nguỵ. Và chặng đường cầm vũ khí của Tnú được nối tiếp bằng việc "đi lực lượng". Tnú đã vượt qua mọi đau thương và bi kịch cá nhân, tham gia lực lượng giải phóng quân để quét sạch tất cả những thằng Dục, kẻ thù không đội trời chung với vợ con anh - còn tồn tại trên đất nước Việt Nam này. Khi đã trở thành chiến sĩ giải phóng quân, Tnú là một cán bộ có tinh thần kỷ luật cao: tuy nhớ quê hương gia đình, nhưng phải cấp trên cho phép mới về đúng một đêm như quy định trong giấy phép.
Nhân vật Tnú không chỉ hấp dẫn độc giả chúng ta bởi những phẩm chất, tính cách anh hùng; bởi bút pháp mang đậm màu sắc sử thi bi tráng và tính chất triết lý của nó, mà còn hấp dẫn bởi tính chất hình tượng của tác phẩm. Một trong những hình tượng giàu nghệ thuật, ý nghĩa thẩm mỹ và tạo lên một sức ám ảnh đặc biệt cho độc giả là hình ảnh bàn tay của Tnú. Đây là một hình tượng như có một số phận riêng, gắn bó mật thiết với cuộc đời Tnú, góp phần tô đậm thêm những nét phẩm chất, tính cách cao đẹp của anh. Đó là bàn tay của trung thực, tình nghĩa, từng cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho; từng đặt lên bụng mình mà nói: "Cộng sản ở đây này". Bàn tay ấy cũng đã từng được Mai nắm chặt mà khóc bằng những giọt nước mắt nóng bỏng yêu thương đồng cảm, lúc Tnú vượt ngục trở về... Khi giặc đốt 10 đầu ngón tay Tnú, bàn tay trở thành chứng tích của tội ác và lòng hận thù mà Tnú mang theo suốt cả cuộc đời. Lòng hận thù ấy đã biến bàn tay Tnú thành bàn tay quả báo - 10 ngọn đuốc từ ngón tay Tnú đã châm bùng lên ngọc lửa nổi dậy của dân làng Xôman. Bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầm súng để Tnú lên đường rửa hận. Và cuối cùng với chính bàn tay ấy, Tnú đã xiết vào cổ họng tất cả những thằng Dục tàn ác hơn cả dã thú.
♦ Kết Bài:
Như vậy, câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú vừa có ý nghĩa cụ thể, cá thể, vừa có ý nghĩa điển hình tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường đi của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng. Nhân vật Tnú còn có cái gì đó phảng phất như những anh hùng trong các trường ca Đam San, Xinh Nhã.
HÌNH TƯỢNG CÂY XÀ NU TRONG TRUYỆN RỪNG XÀ NU CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH

♦ Mở Bài:
Nhà văn Nguyễn Trung Thành có duyên với Tây Nguyên. Cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông đã sống và chiến đấu ở mảnh đất hùng vĩ này. Hai tác phẩm hay nhất của Nguyễn Trung Thành đều viết về Tây Nguyên là “Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu” ( In trong tập truyện “ Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” )
Truyện “Rừng xà nu” viết về những anh hùng ở làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Cảm hứng của nhà văn về nhân vật anh hùng gắn liền với cảm hứng về đất nước hùng vĩ mà cụ thể là hình tượng cây xà nu của Tây Nguyên.
Nhà văn đã chọn một loại cây họ thông, gỗ và nhựa đều rất quý, có sức sống mãnh liệt và dẻo dai rất gần gũi với đời sống người dân Tây Nguyên để tượng trưng cho phẩm chất và sức mạnh tinh thần bất khuất của dân làng Xô Man và các dân tộc Tây Nguyên.
♦ Thân Bài:
Truyện được mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh rừng xà nu. Suốt trong quá trình kể chuyện, hình ảnh rừng xà nu được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, gần hai mươi lần nhà văn nói đến rừng xà nu, cây xà nu, nhựa xà nu, ngọn xà nu, đồi xà nu, khói xà nu, lửa xà nu, dầu xà nu. Hình tượng cây xà nu mang ý nghĩa tượng trưng, nó nói lên sức sống bền vững, quật khởi của dân làng Xô Man, của Tây Nguyên bất khuất. Chất sử thi của thiên truyện sẽ không trở thành giọng điệu chính của tác phẩm nếu thiếu đi hình tượng cây xà nu được khai thác từ nhiều góc độ, được lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, nhất là các hình ảnh “đồi xà nu” (bốn lần), “rừng xà nu” (năm lần), với “hàng vạn cây” “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”.
“Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc… Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa úa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”. Hình ảnh cây xà nu mở đầu truyện đã cho thấy cuộc đấu tranh quyết liệt của dân làng. Bằng nghệ thuật nhân hoá, tác giả nói lên được nỗi đau thương mất mát của dân làng Xô Man và tố cáo tội ác của kẻ thù. Mỗi cây xà nu ngã xuống, ta thấy thương tâm như một người dân làng Xô Man ngã xuống.
Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống, con người Tây nguyên. Nó có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân nơi đây như: “lửa của cây cháy trong mỗi bếp, cháy trong đống lửa ở nhà Ưng. Khói của cây xà nu dùng để quét đen tấm bảng cho anh Quyết dạy chữ cho Tnú và Mai. Ánh đuốc xà nu đêm đêm soi sáng cha dân làng Xô man mà dao mác chuẩn bị cho cuộc đồng khởi còn dầu của cây xà nu giặc dùng để đốt 10 đầu ngón tay của Tnú”.
Cây xà nu còn tham dự vào những sự kiện trọng đại: Lửa từ đuốc xà nu soi rõ cho dân làng nhìn 10 tên giặc bị giết chết trong đêm. Lấy nhựa cây xà nu để đốt 10 đầu ngón tay Tnú, Cây xà nu có trong suy nghĩ, cảm xúc của người Tây nguyên.
Nhưng hình tượng cây xà nu cũng tượng trưng cho sức sống dẻo dai, mãnh liệt của dân làng Xô Man, của con người Tây Nguyên. “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Chúng phóng lên rất nhanh để đón lấy ánh sáng…”
“Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê”. Rừng xà nu mang ý nghĩa biểu tượng cho con người. “Đặt trong hệ thống chủ đề, trong mạch truyện, những cây xà nu này mang tính biểu tượng cho những Tnú, Mai, Dít, bé Heng… thế hệ trẻ của làng Xô Man bất khuất, gắn bó với cách mạng”. Chỉ đơn giản một chi tiết này, thấy cây xà nu giống người biết mấy! “Nhưng cũng có những cây vượt lên đựơc đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. Hình ảnh đó giống Tnú biết bao, Tnú bị bọn giặc chém nhiều nhát sau lưng, trên tấm lưng chưa rộng bằng bề ngang cái xà lét mẹ để lại đó ứa một vệt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quện, tím thẫm như “nhựa xà nu”. Nhưng sau khi ở tù vượt ngục trở về, những vết thương đã lành lặn, Tnú khoẻ mạnh, cường tráng, rồi trở thành một chiến sĩ kiên cường.
Cái chết của những cây xà nu giống cái chết của mẹ con Mai . “Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng; vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”.
Và đây, Dít giống một cây xà nu non lao thẳng lên trời bất khuất. Dít nhỏ như lanh lẹ, cứ sẩm tối lại bò theo máng nước đem gạo ra từng cho cụ Mết và thanh niên. Chúng bắt đựơc con bé. Chúng để con bé đứng ở giữa sân, lên đạn tôm-xông rồi từ từ bắn từng viên một. Không bắn trúng, đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc, váy nó rách tượt từng mảng. Nó khóc thét lên, nhưng rồi đến viên thứ mười, nó chùi nước mắt, từ đó nó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng.
Hình ảnh những cây xà nu vững chắc, không chịu ngã trước giông bão, bom đạn của kẻ thù “ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho làng” gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh cụ Mết, con người tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô Man, người nuôi giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng. Chính cụ Mết cũng đã nói với Tnú: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta…” Cụ còn nói với dân làng: “Nghe rõ chưa các con, rõ chưa Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại với con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”. Và khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ, nguyên nhân trực tiếp chính là do ngọn lửa xà nu cháy trên mười đầu ngón tay Tnú. Cả làng Xô Man bị kích động, những ngọn đuốc xà nu bùng cháy khắp rừng “Đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn. Suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng…”
♦ Kết Bài:
Viết về Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành muốn gắn chặt đất nước với con người. Viết về anh hùng Đinh Núp, tác giả gọi tên tiểu thuyết của mình là “Đất nước đứng lên”. Viết về cuộc khởi nghĩa của dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lại lấy tên là “Rừng xà nu”… Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Với bút pháp tượng trưng, tư tưởng chủ đề của truyện “Rừng xà nu” thêm sâu sắc. Chính nhờ hình tượng cây xà nu mà những nhân vật anh hùng thêm bất tử.
HÌNH TƯỢNG ĐÔI BÀN TAY CỦA TNÚ
* Đôi bàn tay
- Khi còn lành lặn
+ Đó là bàn tay thể hiện tính cách của nhân vật
+ Xách xà léc giấu gạo nuôi cán bộ
+ Đôi bàn tay cầm phấn học chữ
+ Cầm đá đập vào đầu cho đến khi chảy máu vì học thua Mai
+ Khi bị giặc bắt tnú đặt tay lên bụng nói “ Cộng Sản ở đây này”
+ Khi vượt ngục ở KonTum trở về Tnú đã tự mình leo lên núi Ngọc Linh nhặt, gùi đá mài về mài gươm giáo.
+ Ngày trở về Mai cầm đôi bàn tay của Tnú mà khóc thể hiện niềm hạnh phúc.
+ Mang nỗi đau.
+ Khi chúng giết mẹ con Mai bị tra tấn. Bàn tay của Tnú thể hiện nỗi đau đớn, căm phẫn bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh lao vào rừng dang rộng vòng tay ôm laaysy 2 mẹ con thể hiện tình cảm của anh dành cho 2 mẹ con
* Đôi bàn tay khi bị thương
+ Nó là chứng tích của 1 đời đau thương khi Tnú chưa cầm vũ khí, bị đốt 10 đầu ngón tay
+ Bàn tay bi thương nhưng vẫn cầm súng giết giặc tham gia lược lượng cách mạng
+ Bàn tay quả báo: bóp chết tên chỉ huy đồn giặc
=> kẻ thù đã gây ra tội ác, kẻ thù sẽ phải đền tội bằng chính những dấu tích của tội ác đã gây ra

Biên Soạn: Sk_pr0 12D
>> Trang chủ

XtGem Forum catalog